Bọc răng sứ bị hỏng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Bọc răng sứ bị hỏng: Nguyên nhân phổ biến, dấu hiệu nhận biết và các giải pháp xử lý kịp thời giúp khắc phục hậu quả, bảo vệ nụ cười của bạn. Bạn đang gặp vấn đề về bọc răng sứ bị hỏng? Các chuyen gia từ suckhe247 sẽ mách bạn một số kinh nghiệm về giải pháp tối ưu nhất khi bọc răng sứ bị hỏng.
Nguyên nhân bọc răng sứ bị hỏng do đâu?
Việc bọc răng sứ bị hỏng sẽ gây ra rất nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này. Vậy nên bạn cần phải xử lý kịp thời và nhanh chóng trước khi quá muộn, để lại hậu quả không lường.
Để đảm bảo hiệu quả lâu dài, việc đưa ra quyết định lựa chọn nha khoa chất lượng cũng phải cẩn trọng, cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bọc răng sứ bị hỏng. Bọc răng sứ bị hỏng có thể do tay nghề bác sĩ chưa tốt, chất lượng dịch vụ kỹ thuật nha khoa còn thiếu kém,… Chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Nhiều trường hợp, bệnh nhân phải gắn lại răng sứ mới hoặc thậm chí phải thay bỏ hoàn toàn răng mới do bị hỏng nghiêm trọng.
Thông thường, tuổi thọ của răng sứ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như: Dòng sứ lựa chọn, tay nghề bác sĩ, chế độ ăn uống, cách vệ sinh răng miệng hoặc yếu tố tác động.
Trước khi bọc răng sứ, quá trình gồm: Mài đi lớp răng mỏng để tạo trụ, bọc mão sứ. Thao tác này làm tổn thương đến cấu trúc răng thật và giảm độ bền của răng. Khiến cho răng thật trở nên yếu đi, dễ bị nhảy cảm và tổn thương.
Đặc biệt, có một nguyên nhân phổ biến hay gặp nhất đó là do kỹ thuật phục hình sai cách. Do kỹ thuật bọc sứ của bác sĩ không đúng cách, không khớp đúng với răng thật của bệnh nhân. Dẫn đến bị lệch khớp cắn, gây mất thẩm mỹ và hư hỏng nhanh.
Dấu hiệu nhận biết khi bọc răng sứ bị hỏng
Làm răng sứ bị tụt (Hở lợi, hở nướu)
Tình trạng tụt lợi hoặc hở nướu là ,một tình trạng phổ biến khi mão răng sứ không còn khít với chân răng, đặc biệt ở vùng hàm trên. Hiện tượng này tạo ra khoảng hở giữa nướu và răng, không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn khiến cùi răng thật dễ bị vi khuẩn tấn công. Đây là vấn đề mà nhiều bệnh nhân thường gặp phải khi đến các cơ sở nha khoa để kiểm tra và điều trị.
Răng sứ bị nứt, mẻ
Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất khi mặt răng sứ bị nứt, mẻ trên bề mặt. Nguyên nhân gây nên có thể do chịu lực nhai quá mạnh, bị va đập. Các vết nứt cần xử lý kịp thời trước khi xảy ra tình trạng vỡ răng sứ, gây đau nhức tổn hại đến răng thật bên trong.
Răng sứ bị sâu
Nếu không đảm bảo kỹ thuật bọc răng sứ, khe hở giữa răng thật và mão sứ có thể trở thành nơi vi khuẩn phát triển,phá hủy răng thật. Gây hại như sâu răng, viêm nhiễm hoặc nặng hơn là nhiễm trùng và hoại tử tủy. Nếu gặp vấn đề với răng sứ, hãy liên hệ nha khoa để kiểm tra. Trong trường hợp nha khoa không hỗ trợ hiệu quả, bạn nên tìm đến cơ sở uy tín để xử lý kịp thời, tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
Cách chữa kịp thời khi bọc răng sứ bị hỏng
Tới thăm khám nha khoa uy tín
Khi gặp tình trạng răng bị hỏng nặng nề, bệnh nhân nên cẩn trọng khi đưa ra quyết định điều trị lại lần hai. Nhằm đảm bảo tình trạng răng sứ hư hại được chẩn đoán và xử lý chính xác.
Tại những cơ sở đáng tin cậy, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tư vấn cẩn thận và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Giúp hạn chế nguy cơ biến chứng và bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tối ưu. Tránh để tình trạng kéo dài, vì điều này có thể khiến vấn đề trở nên phức tạp và khó khắc phục hơn.
Làm lại hàm răng sứ mới
Việc khắc phục hậu quả khi bọc răng sứ bị hỏng là một giải pháp quan trọng để khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng miệng.
Để thực hiện điều này, bạn cần đến nha khoa uy tín, nơi các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng sứ hiện tại, đánh giá mức độ hư hỏng và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Việc làm lại răng sứ không chỉ giúp bạn khôi phục lại vẻ đẹp của hàm răng mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa các bệnh lý tiềm ẩn như viêm nhiễm hay nhiễm trùng.
Quy trình làm lại răng sứ tiêu chuẩn như thế nào?
Bác sĩ khám tổng quát răng miệng và đưa ra phương pháp điều trị
Sau khi xét nghiệm và nhận được kết quả tình trạng răng miệng. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ hư hỏng của mão răng sứ cũ trước khi điều trị. Nếu phát hiện các vấn đề như sâu răng, viêm nướu hay các tổn thương khác, cần xử lý kịp thời trước khi thực hiện thay răng sứ mới để đảm bảo kết quả lâu dài và an toàn.
Tiến hành gây tê, mài cùi răng, kiểm tra khớp cắn
Sau khi gây tê tại khu vực điều trị, bác sĩ sẽ loại bỏ mão răng sứ cũ và điều chỉnh lại cùi răng thật (nếu cần) để đảm bảo mão răng sứ mới phù hợp và khớp chính xác. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lại khớp cắn để đảm bảo không có sự bất thường, tránh các vấn đề phát sinh sau khi hoàn thiện quá trình điều trị.
Lấy dấu răng tại phòng LABO của nha khoa
Quá trình lấy dấu răng tại phòng LABO của nha khoa là bước thiết yếu để tạo ra mão răng sứ mới. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dấu chính xác từ răng của bạn, giúp kỹ thuật viên trong phòng LABO chế tạo mão răng sứ vừa khít, phù hợp với cấu trúc răng miệng của bạn.
Điều này đảm bảo mão sứ không chỉ có độ chính xác cao mà còn mang lại tính thẩm mỹ và chức năng tối ưu khi hoàn thành.
Bác sĩ kiểm tra, so sánh và tiến hành gắn răng sứ mới
Sau khi đã có cấu trúc răng và chế tạo mão sứ, bác sĩ sẽ só sánh kiểm tra độ vừa vặn của miếng răng sứ so với răng thật của bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão răng sứ vào vị trí cần điều trị, đồng thời kiểm tra lại khớp cắn và thực hiện các chỉnh sửa nếu cần thiết để đảm bảo kết quả hoàn hảo về cả chức năng và thẩm mỹ.
Những điều cần lưu ý quan trọng
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín – Bác sĩ điều trị giỏi
Việc chọn lựa ra nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao là điều rất quan trọng để đảm bảo chất lượng điều trị. Một cơ sở nha khoa đáng tin cậy sẽ có đội ngũ bác sĩ vừa có tay nghề lại vừa có tâm.
Trang thiết bị tiên tiến và quy trình điều trị chuyên nghiệp, giúp bạn yên tâm về kết quả và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài. Bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị chính xác, an toàn và hiệu quả, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Làm theo đúng hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà
Đánh răng 2 lần/ngày – Sử dụng bàn chải lông mềm, tránh đánh lực mạnh làm tổn thương chân răng. Kết hợp nước muối sinh lý và máy tăm nước để vệ sinh mảng bám thức ăn trên răng
Thường xuyên thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để theo dõi và kiểm tra tình trạng răng miệng sau khi điều trị.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Sau khi điều trị, hạn chế ăn những thực phẩm quá cứng/dai để bảo vệ độ bền của răng sứ.
Tránh ăn thức ăn và đồ uống quá nóng: Cà phê, trà, đồ uống có gas… Để đảm bảo giữa được màu sắc trắng sáng của răng sứ.
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp răng chắc khỏe.
Kết luận
Tóm lại, bọc răng sứ bị hỏng có thể do nhiều nguyên nhân và dấu hiệu như tụt lợi, hở nướu. Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời là rất quan trọng. Hãy cùng kiếm chứng những dấu hiệu trên do các chuyên gia từ suckhoe247 đề cập thông tin chi tiết với bạn đang gặp phải vấn đề gì nhé!